ẨM THỰC VIỆT NAM
Nghệ thuật của sự cân bằng tinh tế
Nếu chỉ được dùng một từ để nói về ẩm thực việt nam,
nhiều người sẽ chọn từ “cân bằng”. về cơ bản, các món ăn việt nam thường có sự cân
bằng cả về nguyên liệu lẫn cách thức chế biến: không sử dụng quá nhiều muối hay
chất béo, cũng như không lạm dụng các hình thức chiên, xào với nhiều dầu mỡ - vốn
được coi là nguồn cơn của rất nhiều căn bệnh.
Sự tươi mới của thực phẩm luôn là yếu tố quan trọng
hàng đầu trong ẩm thực việt. nhiều bà nội trợ dù bận đến mấy cũng cố gắng đi chợ
mỗi ngày. một đầu bếp việt đích thực thường không lạm dụng gia vị để giữ được hương
vị ngọt của thịt tươi, hải sản roi rói mùi biển cả. món chính cùng các món ăn kèm
luôn có sự nâng đỡ, bổ sung cho nhau rất tốt cả về dinh dưỡng và khẩu vị. Chẳng
hạn, nem rán - món ăn được rất nhiều người nước ngoài biết đến và ưa thích - thường
được ăn cùng rau sống tươi non và dưa góp cùng nước mắm chua ngọt có tỏi và tiêu,
vừa bổ sung vitamin, chất xơ, vừa hỗ trợ tiêu hóa.
Mặc dù không được sử dụng quá nhiều, nhưng các loại gia vị trong bếp việt luôn được gia giảm khéo léo, vừa đủ để món ăn thực sự “lên hương”.
ví như, phở bắc đúng điệu không thể thiếu
húng Láng; đậu phụ ắt đi kèm với kinh
giới; trứng vịt lộn phải
có gừng và rau răm. Chẳng thế mà tục ngữ việt nam có câu: “thịt đầy xanh, không có hành không ngon” (xanh: một loại nồi).
Một yếu tố nữa có tính “toàn
quốc” của ẩm thực việt,
không thể không
nhắc đến, là nước mắm. trên dải đất hình chữ S này, thứ mà căn bếp nào cũng có chính là nước mắm. nhiều nơi làm được mắm ngon,
nhưng nổi tiếng
nhất có lẽ là nước mắm phú Quốc (Kiên
Giang). những người
dân ở hòn đảo lớn nhất của việt nam này có gần 200 năm kinh nghiệm làm nước mắm. Có nhiều loại cá có thể cho nước mắm ngon, nhưng nước mắm phú Quốc chỉ sử dụng
cá cơm. Cá được ủ muối ngay
khi vừa đánh bắt lên từ biển
nên nước mắm có độ đạm rất
cao. độ đạm
cao của loại
nước mắm này
khiến nó được
coi là “thần dược” giữ ấm cơ thể cho những người
thợ lặn khi không có đồ lặn chuyên dùng.
trước khi ngâm mình xuống làn nước lạnh,
họ thường uống một bát nước mắm cốt. Còn vị thơm
ngon ư? Chỉ một chén nước mắm phú Quốc dầm ớt, nhiều người có thể “đánh bay” cả nồi cơm gạo mới dẻo thơm.
Ở nhiều nước
châu Á, đôi
đũa là “công
cụ” không thể
thiếu khi dùng
bữa. nhưng đũa việt truyền thống vẫn có nét riêng.
đũa thường làm bằng nguyên
liệu tự nhiên
như tre, gỗ, nhất là gỗ dừa
già; dài hơn
và không trơn
láng bằng đũa
inox của hàn
Quốc, không thon
nhọn và có khía ở đầu hay sơn phết với hoa văn cầu kỳ như đũa nhật bản mà mộc mạc, hồn hậu như những người dân quê áo vải.
bên cạnh những
đặc điểm chung
ấy, ẩm thực
ở mỗi vùng miền trên
đất nước trải
dài hơn 1.600 km với nhiều
hình thái khí
hậu khác nhau
cũng có những
nét riêng độc
đáo. Ở miền bắc, nơi 4 mùa có sự phân định
khá rõ ràng, khẩu vị “ôn hòa”:
không quá mặn, quá ngọt hay quá cay. mùa nào thức nấy, sản vật tươi mới thường
hiện diện trên
mâm cơm người bắc, từ các loại thịt,
cá đến các loại rau xanh; khiến
người ta đôi khi nhớ nhung quay
quắt một món ăn khi mùa chưa tới. trong khi đó người miền trung ưa cay, mặn. từ miền trung vào đến miền nam
mọi món ăn đều được
gia giảm một chút đường
ngọt ngào…
Chính vì sự quyến rũ và đa dạng ấy mà ẩm thực là một trong
những nỗi nhớ khôn nguôi của những người việt xa xứ và là một trong những “lực hút” quan trọng khiến những người khách phương xa tìm đến với Việt
Nam.